Linking verb là gì? Cách sử dụng động từ nối trong tiếng Anh

Linking verb (động từ nối) là động từ đóng vai trò quan trọng trong câu khi kết nối chủ ngữ của câu với phần bổ nghĩa. Động từ nối giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các thành phần câu.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức tổng quát của Linking verb bao gồm định nghĩa, 4 loại linking verbs chủ yếu và những lưu ý khi sử dụng động từ nối trong tiếng Anh. Nắm vững được kiến thức về từ loại này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình chinh phục tiếng Anh. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé!

động từ nối trong tiếng Anh
Linking verbs hay động từ nối trong tiếng Anh

Linking verbs (động từ nối) là gì?

Linking verbs là 1 trong 4 loại động từ tiếng Anh có vai trò liên kết chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Động từ này dùng để diễn tả hành động của chủ ngữ mà chỉ nối chủ ngữ với bổ ngữ để chỉ tình trạng của sự vật, sự việc và con người.

Linking verb còn được gọi là động từ nối hay liên động từ. Cấu trúc câu sử dụng động từ nối như sau.

Chủ ngữ + Linking verb + danh từ/cụm danh từ/tính từ/cụm giới từ

Hãy theo dõi một số ví dụ sau để hiểu hơn về vai trò của liên động từ trong câu nhé!

Ví dụ.

 

  • They are students. (Họ là học sinh.)

→ Động từ nối “are” nghĩa là “là”, dùng để nối chủ ngữ “They” với danh từ “students”.

 

  • She seems happy today. (Hôm nay cô ấy có vẻ vui.)

→ Động từ nối “seem” nghĩa là “có vẻ như”, dùng để nối chủ ngữ “she” với tính từ “happy”.

 

  • This place looks like a mess! (Nơi này trông thật bừa bộn)

→ Động từ nối “look” nghĩa là “trông như”, dùng để nối chủ ngữ “this place” với cụm danh từ “a mess”.

 

  • The flowers are on the table. (Những cành hoa ở trên bàn.)

→ Động từ nối “are” nghĩa là “ở”, dùng để nối chủ ngữ “the flower với cụm giới từ “on the table”.

linking verbs là gì
Liên động từ có vai trò liên kết chủ ngữ và vị ngữ trong câu

Linking verb có mấy dạng chủ yếu?

Linking verb bao gồm 4 loại chính.

  1. Động từ to be 

  2. Động từ chỉ giác quan

  3. Động từ biểu thị sự thay đổi trạng thái

  4. Động từ biểu thị quan điểm.

Bảng sau sẽ nêu cụ thể 4 loại linking verb trong tiếng Anh cùng với đó là ví dụ giúp bạn dễ theo dõi hơn.

4 loại động từ nối trong tiếng Anh
Loại động từ
Các động từ phổ biến
Ví dụ

1. Động từ to be

am/is/are/was/were/been

(là)

She is a teacher. 

(Cô ấy giáo viên.) 

2. Động từ chỉ giác quan

feel (cảm thấy)

taste (có vị)

look (nhìn có vẻ)

smell (ngửi có mùi)

sound (nghe có vẻ)

The melody sounds beautiful. 

(Giai điệu nghe hay.)

3. Động từ biểu thị sự thay đổi trạng thái

become (trở thành)

get (trở nên)

turn out (hóa ra là)

grow (trở thành)

stay (vẫn)

remain (vẫn)

keep (vẫn) 

She became the youngest singer to win this award. 

(Cô ấy trở thành ca sĩ trẻ nhất giành được giải thưởng này).

4. Động từ biểu thị quan điểm

seem (có vẻ như)

appear (dường như)

prove (tỏ ra)

look (trông có vẻ)

It seems hard for him to forget her. 

(Có vẻ như rất khó để anh ta quên được cô ấy.)

Những lưu ý cần nắm khi sử dụng liên động từ Linking verb

Có tổng cộng 5 lưu ý cần thiết để nắm rõ hơn được cách sử dụng liên động từ Linking verb.

1. Tránh nhầm lẫn giữa Linking verbs và Action verbs

Có nhiều trường hợp người học chưa nắm rõ tính chất của liên động từ (Action verbs) động từ chỉ hành động (Action verbs) dẫn đến nhầm lẫn khi phân biệt 2 loại động từ này. Đây cũng chính là lỗi phổ biến nhất khi sử dụng Linking verb trong tiếng Anh.

Hãy cùng phân biệt 2 loại động từ này thông qua khái niệm, cách dùng cùng ví dụ của từng loại nhé.

Linking verbs

Khái niệm: Liên động từ nối chủ ngữ với bổ ngữ để chỉ tình trạng (state) của sự vật, sự việc và con người.

Cách dùng: - Không có tân ngữ đằng sau động từ. - Kết hợp với bổ ngữ đằng sau để bổ sung thông tin về chủ ngữ..

 

Ví dụ: - The sky is blue.

(Bầu trời xanh.) - He seems tired.

(Anh ấy có vẻ mệt mỏi.)

 

Action verbs

Khái niệm: Động từ chỉ hành động diễn tả hành động (action) của chủ ngữ.

Cách dùng: - Có tân ngữ đằng sau động từ - Có thể kết hợp với trạng từ đằng sau để bổ sung thông tin của động từ

 

Ví dụ: - She wrote a letter.

(Cô ấy viết một lá thư.) - I go to school everyday.

(Tôi đến trường hàng ngày.)

 

Tuy nhiên, có một số động từ vừa là động từ nối, vừa là động từ chỉ hành động. Dưới đây là một số động từ vừa đóng vai trò là động từ nối, vừa là động từ chỉ hành động.

Các động từ vừa là linking verbs vừa là action verbs
Động từ
Đóng vai trò là động từ nối
Đóng vai trò là động từ chỉ hành động

stay, remain

Nghĩa: vẫn

Ví dụ.

- He never stays angry for long. (Anh ấy không bao giờ giận dữ lâu.)

- Energy prices might remain high. (Giá năng lượng có thể vẫn ở mức cao.)

Nghĩa: ở lại

Ví dụ.  - I can stay for a few more minutes. (Tôi có thể ở lại một vài phút nữa.)

- They remained in the auditorium after everyone left. (Họ vẫn ở lại khán phòng sau khi mọi người đã rời đi.)

grow

Nghĩa: thay đổi dần dần

Ví dụ: She grew braver with time. (Cô ấy ngày càng dũng cảm hơn theo thời gian.)

Nghĩa: tăng, phát triển

Ví dụ: Sales are growing fast. (Doanh số bán hàng đang tăng nhanh.)

get

Nghĩa: trở nên

Ví dụ: I was starting to get tired. (Tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.)

Nghĩa: có được

Ví dụ: I got a call from Minh this morning. (Sáng nay tôi nhận được cuộc gọi từ Minh.)

turn

Nghĩa: trở nên

Ví dụ: The weather suddenly turned colder, and it started to rain. (Thời tiết đột nhiên trở lạnh, trời bắt đầu mưa.)

Nghĩa: quay 

Ví dụ: The wheels of the car began to turn. (Bánh xe bắt đầu quay.)

prove

Nghĩa: tỏ ra

Ví dụ: The strategy has proved successful. (Chiến lược này đã tỏ ra thành công.)

Nghĩa: chứng minh, chứng tỏ

Ví dụ: She continued to prove her worth to the team. (Cô tiếp tục chứng minh giá trị của mình với đội.)

look

Nghĩa: trông có vẻ

Ví dụ: The garden looks nice. (Khu vườn trông đẹp đấy.)

Nghĩa: nhìn thấy

Ví dụ: If you look carefully you can just see our house from here. (Nếu bạn nhìn kỹ bạn có thể nhìn thấy ngôi nhà của chúng tôi từ đây.)

taste

Nghĩa: có vị

Ví dụ: Coffee always tastes good in the morning. (Cà phê luôn ngon vào buổi sáng.)

Nghĩa: ăn, nếm

Ví dụ: I haven't tasted meat since I started the journey. (Tôi chưa hề nếm thử thịt kể từ khi bắt đầu cuộc hành trình.)

phân biệt linking verbs
Cần phân biệt rõ động từ chỉ hành động và động từ nối

2. Không chia thì hiện tại tiếp diễn với động từ liên kết

Động từ liên kết thường không được sử dụng trong các thì tiếp diễn (continuous tenses) vì tính chất của chúng là liên kết chủ từ với một tình trạng, thuộc tính hoặc nhóm từ chức năng.

Trong khi các thì tiếp diễn thường tập trung vào hành động đang diễn ra, động từ nối lại không thích hợp để diễn đạt sự thay đổi hay tình trạng đang xảy ra. Những động từ này thường được dùng ở các thì đơn (simple tenses).

Ví dụ.

 

crossSAI: The sky is appearing bright and clear.

 

checkĐÚNG: The sky appears bright and clear.

(Bầu trời trời có vẻ trong sáng.)

Tuy nhiên, động từ nối “become” và “get” có thể được dùng ở cả dạng đơn giản (V0) và dạng tiếp diễn (V-ing) để diễn tả sự thay đổi hoặc biến đổi.

Ví dụ.

 

  • David got married last fall. 

→ Trong ví dụ này, “married” là một tính từ và nó bổ ngữ cho chủ ngữ. Ở đây, câu đề cập đến một tình trạng, trạng thái (đã kết hôn) chứ không phải một hành động. 

 

 

  • David is getting married this fall. 

→ Trong ví dụ này, câu đề cập đến một sự thay đổi trong tương lai.

3. Cẩn thận khi sử dụng trạng từ với động từ liên kết

Trạng từ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho động từ của câu. Trong khi đó, động từ liên kết không đề cập đến hành động, vì vậy việc sử dụng trạng từ có thể làm thay đổi ý nghĩa câu của bạn. Sau động từ nối, bạn nên dùng tính từ thay vì trạng từ.

Ví dụ.

 

  • My dog smells badly. (Chú chó của tôi ngửi mùi kém.)

  • My dog smells bad. (Chú chó của tôi có mùi hôi.)

→ Trong câu thứ nhất, "smell" không phải là động từ liên kết và nó được bổ trợ bởi trạng từ "badly" để diễn tả việc chú chó có khứu giác kém. Trong ví dụ thứ hai, “smell" là động từ liên kết và theo sau nó là tính từ "bad" để diễn tả tình trạng, trạng thái là chú chó có mùi hôi.

Nếu trạng từ được sử dụng với động từ liên kết, trạng từ thường đặt trước động từ liên kết.

Ví dụ.

 

  • She hardly seems shy. (Cô ấy có vẻ không ngại ngùng.)

  • The caterpillar slowly became a beautiful butterfly. (Con sâu dần dần trở thành một con bướm xinh đẹp.)

Nếu trạng từ được sử dụng với động từ tobe, trạng từ thường đặt ở sau động từ tobe và trước tính từ để bổ nghĩa cho tính từ đó.

Ví dụ: She is always cheerful. (Cô ấy luôn vui vẻ.)

4. Chú ý tới sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - Verb agreement)

Giống như tất cả các động từ khác, động từ liên kết cũng cần phải tuân theo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Chủ ngữ số ít sử dụng động từ liên kết số ít và chủ ngữ số nhiều sử dụng động từ liên kết số nhiều.

Ví dụ.

 

  • The trees remain intact after the storm. (Những cái cây vẫn còn nguyên vẹn sau cơn bão.)

  • That tree remains intact after the storm. (Cái cây đó vẫn còn nguyên vẹn sau cơn bão.)

Khi sau động từ liên kết là danh từ thì dù là danh từ số ít hay danh từ số nhiều thì động từ vẫn phải chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: The weirdest animal is giraffes. (Con vật lạ lùng nhất là những con huơu.)

 

Trong ví dụ này, bổ ngữ sau động từ liên kết là danh từ số nhiều, tuy nhiên động từ phải chia theo chủ ngữ số ít.

5. Có thể thêm tobe sau một số động từ nối

Đối với các động từ nối “appear”, “look”, “prove”, “seem”, bạn có thể dùng tính từ theo ngay sau đó hoặc thêm to be. 

Ví dụ.

 

  • She seemed to be sick. (Cô ấy có vẻ ốm.)

  • She appears to be in her late thirties. (Cô ấy có vẻ ở độ tuổi cuối ba mươi.)

Như vậy chúng ta đã đi qua toàn bộ khái niệm và các dạng của Linking verb. Hãy áp dụng vào một số dạng bài tập đơn giản để củng cố lại kiến thức nhé nhé.

Bài tập

Bài 1: Phân biệt động từ nối và động từ chỉ hành động trong các câu sau

 

00.

Vegetables look fresh.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

Janet walked to the mall.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

She is so brilliant!

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

Jack organized the documents

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

My sister got mad when she got into an argument with her boyfriend.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

I talked to my friends.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

I was so bored until my crush texted me!

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

I felt bored in my literature class.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

This candy tastes great.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

00.

Joan ran in the marathon.

Động từ nối

Động từ chỉ hành động

Check answer

Bài 2: Chọn đáp án đúng

 

00.

I have typed for 3 hours non-stop for the test and now my arms ______ sore.

appear

smell

feel

00.

I tasted the soup carefully because it was hot. The soup tasted ______.

good

well

nicely

00.

The sky _____ dark as the storm approached.

grew

feel

sound

00.

The room ____quite when the professor entered.

taste

prove

got

00.

It _______ to be the remains of the Roman fort.

sounds

appear

looks

00.

I ______ sad when I heard the news.

appeared

felt

looked

00.

Your dress ______ good. Did you make it by yourself?

feels

becomes

looks

00.

Bring your jacket. It ______ very cold at night.

gets

seems

feels

00.

Wearing a jumper like that ________ to be fashionable these days.

gets

seems

looks

00.

We have to be careful with vegetables in this climate. - It _______ bad quickly.

feels

tastes

goes

Check answer

Tổng kết

Qua bài viết này, DOL đã cùng bạn khám phá từ định nghĩa, cách phân loại đến việc tìm hiểu một lưu ý khi sử dụng động từ nối (linking verbs) trong tiếng Anh.

Các bài tập kèm theo cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng và củng cố lại toàn bộ kiến thức liên quan tới cách sử dụng linking verbs. Hãy thường xuyên luyện tập và theo dõi thêm các bài viết đến từ DOL Grammar nhé!

Chúc bạn may mắn và thành công trên hành trình chinh phục tiếng Anh của mình!

Tạ Hà Phương

Tạ Hà Phương là một trợ giảng với 5 năm kinh nghiệm trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh THCS chuẩn bị ôn thi lớp 10. Ngoài ra, Phương cũng có kinh nghiệm làm phiên dịch viên tiếng Anh và tham gia biên soạn tài liệu ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh chuẩn bị ôn thi THPT Quốc Gia.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc