Bí quyết cải thiện điểm số IELTS cho người không giỏi tiếng Anh
IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh quan trọng, được công nhận rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, đối với những người không giỏi tiếng Anh, việc học IELTS có thể trở thành một thử thách lớn, dễ gây nản chí. Trong đó, nhiều người học cho rằng để đạt điểm cao, họ cần dành hàng giờ mỗi ngày để học ngữ pháp, từ vựng và làm bài tập liên tục. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những phương pháp giúp học tập hiệu quả mà không cần phải "cày cuốc" quá mức.
Ở bài viết này, DOL sẽ giới thiệu cách tiếp cận IELTS nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt, đặc biệt giúp người học IELTS dù chưa có nền tảng tiếng Anh vững chắc hoặc người bận rộn, vẫn có thể từng bước cải thiện kỹ năng mà không cảm thấy quá áp lực.

DOL IELTS Đình Lực
Feb 25, 2025
>10 mins read

Bí quyết cải thiện điểm số IELTS cho người không giỏi tiếng Anh
Table of content
I.
Nguyên tắc học IELTS “ít mà hiệu quả”
II.
Phương pháp học từng kỹ năng ielts theo cách tiếp cận nhẹ nhàng
Kỹ năng Nghe (Listening) - Nghe thụ động một cách tự nhiên
1.
Nghe thụ động trong thời gian rảnh
2.
Xem phim và chương trình truyền hình tiếng Anh
3.
Luyện tập với các bài nghe ngắn
Kỹ năng Đọc (Reading) - Đọc những gì mình thích
Kỹ năng Viết (Writing) - Tập trung vào mẫu câu thông dụng
Kỹ năng Nói (Speaking) - Luyện tập qua các tình huống đơn giản
III.
Hãy luyện đề ielts một cách thông minh
Chỉ bắt đầu luyện đề khi đã nắm vững các kỹ năng cơ bản
Không chỉ làm bài mà còn phải phân tích lỗi sai để tránh lặp lại
Áp dụng phương pháp “học từ sai lầm” - Ghi lại các lỗi thường gặp và tìm cách khắc phục
Luyện tập theo đúng điều kiện thi thật để làm quen với áp lực thời gian
IV.
Lời kết
I.Nguyên tắc học IELTS “ít mà hiệu quả”
Đối với những người không giỏi tiếng Anh, học IELTS theo cách truyền thống - nhồi nhét kiến thức, làm bài tập liên tục mà không có chiến lược - có thể gây mệt mỏi và kém hiệu quả. Thay vì tập trung vào số lượng, người học nên ưu tiên chất lượng và kết quả của quá trình mình ôn luyện.
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp bạn cải thiện điểm số mà không cần dành quá nhiều thời gian, đặc biệt rất thích hợp với các bạn có nền tảng tiếng Anh chưa vững và thời gian học eo hẹp nhưng muốn nâng cao các kỹ năng IELTS của mình:
Học đúng trọng tâm, tránh lan man: Chỉ tập trung vào từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng cần thiết cho IELTS, không cần học mọi thứ một cách không có chiến lược, hệ thống và dàn trải.
Học theo "phương pháp tự nhiên": Biến tiếng Anh trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày bằng cách nghe, đọc và suy nghĩ bằng tiếng Anh thay vì chỉ học theo sách vở. Dù là học chủ động hay bị động thông qua bất kỳ hoạt động nào (xem phim, đọc sách, nghe podcast…), bạn cố gắng tạo thói quen sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong đời sống của mình để vừa thực hành, vừa củng cố kiến thức lâu dài.
Chọn tài liệu phù hợp: Bắt đầu với tài liệu học tập đơn giản, dễ tiếp cận trước khi luyện các đề thi khó, từng bước trau dồi và luyện tập từng kỹ năng. Điều này giúp bạn tránh việc tự gây chán nản và “choáng ngợp” bởi nạp nhiều kiến thức một lúc.
Tận dụng công nghệ: Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ như app học từng vựng, ngữ pháp, trang web luyện nói hay chỉnh sửa lỗi sai trong bài viết (Anki, Quizlet, Grammarly, Elsa Speak hay nền tảng DOL Tự Học của DOL English - chuyên cung cấp tài liệu tự học IELTS miễn phí cho mọi người…) để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập của bạn.
II.Phương pháp học từng kỹ năng ielts theo cách tiếp cận nhẹ nhàng
🔥Kỹ năng Nghe (Listening) - Nghe thụ động một cách tự nhiên
Kỹ năng nghe được xem là thử thách lớn đối với không ít người học IELTS, đặc biệt là khi không có môi trường thực tế để các bạn sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Do đó, thay vì chỉ luyện đề với các bài nghe phức tạp ngay từ đầu, bạn có thể lựa chọn tiếp cận theo cách tự nhiên hơn. Chẳng hạn:
1.Nghe thụ động trong thời gian rảnh
Nghe podcast hoặc video tiếng Anh trong lúc làm việc nhà, di chuyển giữa các nơi hoặc tập thể dục để làm quen với ngữ điệu và cách phát âm chuẩn từ người bản xứ. DOL gợi ý một số nguồn nghe phù hợp cho người mới bắt đầu:
BBC Learning English: nội dung thuộc đa dạng chủ đề và dễ hiểu, có phân cấp độ cho bạn dễ dàng lựa chọn;
The British Council Podcasts: nội dung thực tế, hữu ích cho kỳ thi IELTS và có bài tập nhỏ kèm theo để đánh giá khả năng nghe hiểu của bạn theo từng podcast;
TED-Ed và TED Talks: bài nói chất lượng, giúp người học tích lũy kiến thức xã hội và có phụ đề giúp người học làm quen với ngữ điệu cũng như nhận diện được từ vựng tốt hơn.
2.Xem phim và chương trình truyền hình tiếng Anh
Bắt đầu với phụ đề tiếng Việt → phụ đề tiếng Anh → không phụ đề để dần nâng cao khả năng nghe hiểu. Đồng thời, bạn nên chọn các chương trình/bộ phim có lời thoại rõ ràng, bám sát với lối giao tiếp hàng ngày của người bản xứ, ví dụ như Friends, The Big Bang Theory, How I Met Your Mother nếu thích phim sitcom; hoặc BBC News, National Geographic nếu thích nội dung mang tính học thuật hơn.
3.Luyện tập với các bài nghe ngắn
Bạn không cần nghe hết cả bài dài hoặc bắt bản thân hiểu hết ngay từ đầu. Thay vào đó, bạn có thể chia nhỏ từng đoạn và tập trung nghe hiểu từng phần. Ngoài ra, để tối ưu quá trình luyện nghe này, bạn có thể kết hợp với phương pháp Nghe chép chính tả (Dictation) những câu ngắn để cải thiện khả năng nhận diện từ vựng và mở rộng vốn từ.
🌟Kỹ năng Đọc (Reading) - Đọc những gì mình thích
Thay vì cố gắng đọc những bài IELTS Reading dài và khó với nhiều từ vựng học thuật chuyên ngành khi mới bắt đầu, bạn nên làm quen với IELTS qua những nội dung mà bạn thực sự quan tâm.
Đọc nội dung yêu thích để tạo động lực và khơi gợi hứng thú học tập: Nếu bạn thích công nghệ, có thể đọc bài viết trên TechCrunch, Wired; nếu thích du lịch, bạn đọc thêm ở National Geographic, Lonely Planet hay các blog du lịch của người bản ngữ. Hoặc nếu đam mê các thể loại truyện, bạn có thể đọc truyện ngắn hoặc truyện tranh tiếng Anh để vừa giải trí, vừa trau dồi vốn từ, ngữ pháp.
Luyện tập kỹ năng đọc nhanh (skimming & scanning): Đọc lướt toàn bộ bài để nắm ý chính và khoanh vùng, tìm thông tin quan trọng thay vì đọc từng câu. Ngoài kỹ thuật làm bài truyền thống này, bạn có thể trải nghiệm hệ phương pháp Linearthinking của DOL English trong IELTS Reading, gồm 2 bước Simplify và Read Connection. Đây là 2 bước làm bài từ DOL English giúp bạn xử lý tốt hơn các dạng đề đọc hiểu trong bài thi IELTS, nhất là các bạn học đang có trình độ thấp với mong muốn tìm được cách học mới mẻ, hiệu quả hơn. Mặt khác, bạn thực hành thêm bằng cách đọc bài báo hoặc blog, sau đó tóm tắt nhanh nội dung để tự đánh giá khả năng đọc hiểu của mình.
Ghi chú từ vựng quan trọng: Bạn không cần tra cứu hết tất cả từ mới, chỉ ghi lại những từ thực sự hữu ích trong đời sống và bài thi IELTS.
Sử dụng các ứng dụng học từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh: Anki, Quizlet, Memrise giúp quá trình học từ vựng của bạn trở nên thú vị, trực quan nhờ flashcards và ghi nhớ tốt hơn bằng phương pháp lặp lại ngắt quãng, tránh quên nhanh.
😊Kỹ năng Viết (Writing) - Tập trung vào mẫu câu thông dụng
Kỹ năng viết không cần phải quá phức tạp, trước hết, bạn cần tập trung vào việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp chính xác và diễn đạt ý tưởng logic, mạch lạc.
Học các mẫu câu thông dụng trong IELTS Writing, ví dụ:
Task 1 (Biểu đồ): "The chart illustrates...", "There was a significant increase in..."
Task 2 (Bài luận): "It is widely believed that...", "On the one hand,... On the other hand,..."
Luyện viết từng đoạn nhỏ trước khi viết bài hoàn chỉnh: Bắt đầu bằng cách viết câu đơn giản, đúng cấu trúc → câu phức → đoạn văn → bài văn hoàn chỉnh với sự nâng cấp từ vựng qua từng giai đoạn để bài luận của bạn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Trong đó, bạn nên luyện tập viết thử mở bài và kết bài trước khi tập trung vào nội dung thân bài.
Sử dụng công cụ kiểm tra ngữ pháp: Grammarly giúp bạn phát hiện lỗi sai và đề xuất cách viết mượt mà hơn, hoặc tận dụng ChatGPT để kiểm tra bài viết và gợi ý cách diễn đạt tốt hơn.
⚡Kỹ năng Nói (Speaking) - Luyện tập qua các tình huống đơn giản
Nhiều người học sợ nói tiếng Anh vì lo lắng mắc lỗi. Thế nhưng, bạn cần xây dựng sự tự tin và chủ động luyện nói thì mới cải thiện kỹ năng Speaking một cách tốt nhất. Hãy luyện tập theo cách nhẹ nhàng và tự nhiên, chẳng hạn:
Luyện nói trước gương hoặc ghi âm: Thực hành phát âm các từ vựng hoặc luyện nói các câu đơn giản hàng ngày và ghi âm để nghe lại cũng như phát hiện lỗi sai, chỉnh sửa.
Sử dụng ứng dụng hỗ trợ chỉnh sửa phát âm: Elsa Speak giúp sửa lỗi phát âm theo chuẩn giọng Anh - Mỹ, hoặc bạn có thể tạo cuộc trò chuyện với AI, luyện tập các chủ đề của bài thi IELTS nếu không có người cùng luyện tập. Bên cạnh đó, không ít nền tảng trực tuyến hiện nay cho phép người dùng kết nối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới để trao đổi ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, bạn có thể tìm hiểu các trang web và tận dụng cơ hội để luyện nói cùng với bạn bè quốc tế. Từ đó nâng cao khả năng phản xạ nghe nói hiệu quả.
Thực hành nói các chủ đề quen thuộc hàng ngày: Thay vì học thuộc câu trả lời mẫu, bạn nên dựa vào trải nghiệm cá nhân cùng những ý tưởng hay ho mà bạn tích lũy được trong quá trình tham khảo các bài mẫu band cao để tập diễn đạt ý kiến một cách tự nhiên. Có thể bắt đầu với những chủ đề quen thuộc như giới thiệu bản thân, sở thích, công việc, du lịch, rồi sau đó nâng dần lên những chủ đề học thuật hơn.
III.Hãy luyện đề ielts một cách thông minh
Luyện đề là giai đoạn quan trọng để cải thiện điểm số IELTS, nhưng nếu làm đề một cách không có chiến lược, người học có thể mất nhiều thời gian mà không thấy tiến bộ. Sau đây là cách luyện đề hiệu quả để tối ưu hóa thời gian học mà vẫn đạt được kết quả tốt:
🔥Chỉ bắt đầu luyện đề khi đã nắm vững các kỹ năng cơ bản
Bạn không nên lao vào luyện đề ngay từ đầu nếu vẫn còn yếu về từ vựng, ngữ pháp, phát âm hoặc chưa nắm vững cấu trúc bài thi. Do đó, trước khi bước vào "ma trận" đề thi, hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ "vũ khí" cần thiết:
Từ vựng và ngữ pháp: Nắm vững những từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phổ biến trong IELTS sẽ giúp bạn hiểu đề bài và diễn đạt ý tưởng một cách chính xác.
Kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết: Hãy luyện tập từng kỹ năng riêng biệt trước khi làm bài thi tổng hợp. Điều này hỗ trợ bạn xây dựng sự tự tin và nắm vững các chiến lược làm bài hiệu quả.
"Khởi động" với bài tập nhỏ: Trước khi chinh phục "full test", bạn nên thử sức với các bài tập nhỏ (mini tests) để làm quen với cấu trúc và độ khó của đề thi.
❓ Vậy khi nào thì bạn sẵn sàng? Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã có thể bắt đầu luyện đề:
Nghe hiểu 60-70% nội dung bài Listening mà không cần phụ đề.
Đọc hiểu bài Reading mà không cần tra từ điển quá nhiều.
Viết được một đoạn văn đúng cấu trúc trong Writing Task 1 và Task 2.
Trả lời trôi chảy các câu hỏi đơn giản trong Speaking.
🌟Không chỉ làm bài mà còn phải phân tích lỗi sai để tránh lặp lại
Sai lầm phổ biến của phần lớn người học IELTS đó là chỉ làm bài rồi kiểm tra đáp án mà không phân tích lỗi sai, dẫn đến việc mắc lỗi lặp đi lặp lại.
👉 Cách phân tích lỗi hiệu quả:
Listening và Reading: Xác định tại sao chọn sai → Do từ vựng còn kém, do không đọc kỹ câu hỏi hay do không nhận diện đúng thông tin trong bài? Biện pháp khắc phục là viết lại những từ vựng, cấu trúc hoặc dạng câu hỏi hay sai vào một cuốn sổ để ôn tập.
Writing: Dùng Grammarly để kiểm tra lỗi ngữ pháp và đọc bài viết của mình thật kỹ, tự so sánh với bài mẫu để xem cách viết có rõ ràng và đúng cấu trúc không hoặc các ý tưởng đã được sắp xếp logic chưa.
Speaking: Ghi âm câu trả lời của mình, nghe lại và xác định phần nào chưa trôi chảy. Đồng thời, tìm những lỗi phát âm hoặc lỗi dùng từ không tự nhiên để chỉnh sửa dần.
😊Áp dụng phương pháp “học từ sai lầm” - Ghi lại các lỗi thường gặp và tìm cách khắc phục
Một "bí kíp" đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để cải thiện điểm số IELTS chính là lập sổ tay ghi chép lỗi sai. Bạn hãy chia sổ tay thành 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng: Listening - Reading - Writing - Speaking.
Mỗi khi mắc lỗi, dù là nhỏ nhất, bạn cũng nên ghi chép lại cẩn thận và đừng quên phân tích lý do tại sao bạn sai, từ đó sẽ dễ dàng cho bạn hơn trong việc theo dõi tiến độ và đưa ra biện pháp khắc phục điểm yếu kịp thời.
Một số ví dụ về cách “học từ sai lầm” mà bạn có thể tham khảo:
Listening: Hay bị mất điểm vì không nghe kịp số liệu → Luyện tập nghe các câu hỏi dạng số, địa chỉ, tên riêng nhiều hơn.
Reading: Hay sai câu hỏi True/False/Not Given → Học cách phân tích từ khóa trong câu hỏi và bài đọc.
Writing: Bị trừ điểm vì dùng từ sai → Học các cụm từ đồng nghĩa, collocations thay thế; nắm rõ nghĩa, cách áp dụng từ đúng ngữ cảnh và sử dụng câu đơn giản nhưng chính xác.
Speaking: Hay bị ngập ngừng → Tự luyện nói hoặc trả lời câu hỏi có giới hạn thời gian để tăng phản xạ.
⚡Luyện tập theo đúng điều kiện thi thật để làm quen với áp lực thời gian
Sau khi đã làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập các kỹ năng trong khoảng thời gian nhất định, bạn có thể làm đề thi trong thời gian giới hạn như quy định của kỳ thi. Đồng thời, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
Listening:
Nghe một lần duy nhất, không dừng lại giữa chừng.
Ghi chú nhanh trong khi nghe để tránh bị mất hay bỏ lỡ thông tin.
Reading:
Giới hạn thời gian 60 phút như thi thật.
Không tra từ điển khi làm bài, chỉ kiểm tra nghĩa sau khi hoàn thành.
Writing:
Viết bài trong đúng thời gian quy định: 20 phút cho Task 1, 40 phút cho Task 2.
Luyện tập cách lập dàn ý nhanh, tổ chức ý tưởng trước khi bắt tay vào viết bài hoàn chỉnh.
Speaking:
Luyện nói với thời gian như thi thật: 1 phút chuẩn bị cho Part 2, nói liên tục 2 phút.
Thực hành trả lời các câu hỏi mà không chuẩn bị trước để tăng phản xạ.
IV.Lời kết
Học IELTS không nhất thiết phải là một quá trình căng thẳng và áp lực. Thay vì nhồi nhét kiến thức một cách máy móc, người học có thể tiếp cận tiếng Anh theo hướng tự nhiên và thú vị, biến việc học thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Việc tận dụng công nghệ như ứng dụng học từ vựng, kiểm tra ngữ pháp, luyện phát âm cũng giúp tối ưu hóa thời gian và nâng cao hiệu quả học tập.
Quan trọng hơn, thay vì luyện đề tràn lan, hãy rèn luyện có chiến lược, tập trung vào chất lượng và phân tích lỗi sai để cải thiện từng ngày. Chỉ cần kiên trì và áp dụng phương pháp phù hợp, ngay cả những người không giỏi tiếng Anh vẫn có thể đạt được điểm số IELTS mong muốn mà không cần phải học hành quá vất vả. Điều cốt lõi không phải là học nhiều, mà là học đúng cách.
Table of content
Nguyên tắc học IELTS “ít mà hiệu quả”
Phương pháp học từng kỹ năng ielts theo cách tiếp cận nhẹ nhàng
Kỹ năng Nghe (Listening) - Nghe thụ động một cách tự nhiên
Nghe thụ động trong thời gian rảnh
Xem phim và chương trình truyền hình tiếng Anh
Luyện tập với các bài nghe ngắn
Kỹ năng Đọc (Reading) - Đọc những gì mình thích
Kỹ năng Viết (Writing) - Tập trung vào mẫu câu thông dụng
Kỹ năng Nói (Speaking) - Luyện tập qua các tình huống đơn giản
Hãy luyện đề ielts một cách thông minh
Chỉ bắt đầu luyện đề khi đã nắm vững các kỹ năng cơ bản
Không chỉ làm bài mà còn phải phân tích lỗi sai để tránh lặp lại
Áp dụng phương pháp “học từ sai lầm” - Ghi lại các lỗi thường gặp và tìm cách khắc phục
Luyện tập theo đúng điều kiện thi thật để làm quen với áp lực thời gian
Lời kết