IELTS Cue Card là gì? Các mẫu Cue Card thường gặp trong IELTS Speaking Part 2
Nhiều bạn mới dấn thân vào con đường chinh chiến với IELTS có tâm sự với DOL rằng các bạn rất hoang mang, chưa hiểu được quá trình thi Speaking, nhất là những phần liên quan đến IELTS cue card. Đừng lo lắng, DOL luôn ở đây để giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
DOL IELTS Đình Lực
Oct 18, 2022
2 mins read
Table of content
Cue Card là gì?
Danh sách Topic cue card
Tips tận dụng 1 phút chuẩn bị tốt
Hiểu đề
Lập bản đồ tư duy
Chuẩn bị trước từ vựng
Đừng học thuộc câu trả lời
Duy trì Speaking trong 2 phút thế nào?
Sắp xếp cấu trúc bài nói
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Kiểm soát tốc độ nói
Những câu hỏi thường gặp về IELTS cue card
Kết luận
Cue Card là gì?
Bước vào phần thi Speaking Part 2, giám khảo sẽ cung cấp cho bạn một thẻ chủ đề, thường được gọi là IELTS cue card, cùng với một tờ giấy và cây bút chì.
Cue card sẽ bao gồm một câu chủ đề, 3 câu hỏi gợi ý và 1 câu hỏi bổ sung. Câu chủ đề sẽ nêu rõ bạn cần phải nói về lĩnh vực gì. Phần trả lời 3 câu hỏi gợi ý cần phải được đề cập trong bài nói của bạn. Câu hỏi bổ sung là phần giúp bạn đào sâu hơn vào bài nói.
Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị và sau đó, giám khảo sẽ yêu cầu bạn nói trong 1-2 phút. Giám khảo có thể sẽ hỏi bạn thêm một số thông tin liên quan đến chủ đề được đưa ra.
Tổng quan, phần thi này kéo dài trong 3-4 phút và mục đích là để kiểm tra kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của bạn, trình bày về một chủ đề cụ thể.
Nếu sau khi bạn nói xong mà vẫn còn thời gian, giám khảo sẽ nhắc bạn và hỏi bạn có thêm điều gì không. Đây là một dấu hiệu rõ ràng để tiếp tục nói về chủ đề này. Giám khảo sẽ yên lặng lắng nghe những gì bạn nói, vì đây là thời gian để bạn thể hiện rằng bạn có thể nói dài một chủ đề.
Danh sách Topic cue card
DOL đã tổng hợp và phân loại giúp bạn những IELTS Speaking Part 2 cue card hay xuất hiện trong các kì thi gần đây. Bạn hãy tham khảo thêm nhé.
Favorite: Những chủ đề về những thứ bạn thích
Time-based: Những chủ đề về sự kiện diễn ra trong quá khứ/hiện tại hoặc tương lai
Person: Những chủ đề về bạn bè hoặc thầy cô/người truyền cảm hứng
Object: Những chủ đề về món đồ thời trang/món quà bạn thích
Place: Những chủ đề về nơi bạn đã đi qua hoặc bạn có dự định sẽ đi du lịch
Study/Work: Những chủ đề về môn học trên trường/môi trường làm việc của bạn
Emotions: Những chủ đề liên quan đến cảm xúc như vui, buồn, giận dữ,...
Favorite: Những chủ đề về những thứ bạn thích
Describe a kind of weather you like
Describe your favourite song
Describe your favourite picture or photography
Time-based: Những chủ đề về sự kiện diễn ra trong quá khứ/hiện tại hoặc tương lai
Describe a time when you had a problem with using the computer
Describe a time you had to change your plan
Describe a time you received terrible service
Person: Những chủ đề về bạn bè hoặc thầy cô/người truyền cảm hứng
Describe a famous person/favorite singer or actor you are interested in
Describe a person who encouraged you to achieve a goal
Describe a person who helps to protect the environment
Object: Những chủ đề về món đồ thời trang/món quà bạn thích
Describe a thing you bought and felt happy about
Describe an electronic machine you want to buy
Describe an antique piece at your home
Place: Những chủ đề về nơi bạn đã đi qua hoặc bạn có dự định sẽ đi du lịch
Describe a quiet place you like to spend time in
Describe a country you have not been to yet
Describe a street that you like to visit
Study/Work: Những chủ đề về môn học trên trường/môi trường làm việc của bạn
Describe the job you would like to do
Describe a free day off study or work
Describe a part-time job you have ever done
Emotions: Những chủ đề liên quan đến cảm xúc như vui, buồn, giận dữ,...
Describe an argument two of your friends had
Describe an unusual/ an unforgettable or memorable meal
Describe a time you were friendly to someone you didn’t like
Đừng quá lo sợ bạn sẽ không nói được, DOL xin gợi ý cho bạn mẹo trả lời IELTS Speaking Part 2 tự tin hơn nè.
Tips tận dụng 1 phút chuẩn bị tốt
Như đã đề cập ở trên, trong phần Speaking Part 2, bạn sẽ có thời gian 1 phút để chuẩn bị trước khi bước vào phần nói chính thức của mình. Bạn nên làm gì trong khoảng thời gian này? Bạn có đang tận dụng nó một cách hiệu quả không? DOL sẽ bật mí cho bạn một vài tips hữu ích giúp bạn không bị lãng phí 1 phút quý giá này.
Hiểu đề
Khi nhận được Cue card, khoan nhào ngay vào việc nghĩ ý tưởng, bạn hãy dành chút thời gian nghiên cứu kỹ hơn chủ đề được đưa ra. Gạch chân xác định những từ khóa chính của đề, đọc qua các câu hỏi gợi ý để có cái nhìn tổng quan nhất về bài nói sắp tới của mình. Nó sẽ giúp bạn hiểu đúng và đủ yêu cầu đề, lúc triển khai ý tránh việc bị lệch hướng hay thiếu sót yêu cầu, đảm bảo điểm số của bạn không bị hao trừ một cách đáng tiếc.
Lập bản đồ tư duy
Lập bản đồ tư duy là một cách rất hiệu quả để bạn ghi nhớ những gì cần nói. Hãy viết ra những ý tưởng có liên quan đến chủ đề xuất hiện trong đầu bạn. Sắp xếp chúng theo 1 trật tự nhất định bằng cách tập trung trả lời các câu hỏi được gợi ý trong IELTS Cue card với các từ khóa như - “where”, “how”, “what”, “why”,...
Lưu ý, bạn không nên viết thành cả câu đầy đủ vì nó sẽ làm hao rất nhiều thời gian. Nhưng cũng không nên chỉ ghi những từ khóa rời rạc, ngẫu nhiên vì trong lúc nói, bạn sẽ dễ bị rối và gặp khó khăn trong việc liên kết chúng lại với nhau. Thay vào đó, hãy liệt kê các ý tưởng theo dạng cụm từ và các gạch đầu dòng, tạo sự kết nối giữa các phần và lập thành một cấu trúc bài nói chặt chẽ.
Chuẩn bị trước từ vựng
Trong quá trình luyện tập, chắc hẳn bạn đã cố gắng tích lũy thiệt nhiều các loại từ vựng hay ho, các thành ngữ xịn sò đúng không nào? Đương nhiên, đây là lúc bạn sử dụng chúng rồi đấy. Để tránh việc trong lúc nói bạn bị bí từ, hạn hán lời, thì hãy viết ra và thủ sẵn các loại từ vựng đa dạng bạn có vào giấy nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể viết ra các từ nối mà bạn muốn sử dụng trong bài nói, đặc biệt là những phần chuyển giao. Nó sẽ giúp bài nói của các bạn được mạch lạc hơn, tránh bị đứt quãng ý, gây khó hiểu cho người nghe.
Đừng học thuộc câu trả lời
Chắc hẳn bạn đều đã luyện tập rất nhiều ở nhà với các đề mẫu khác nhau. May mắn sao, lúc vào phòng thi, bạn nhận được chủ đề gần y chang như đề tủ bạn đã làm. Thế là bạn quyết định sẽ đọc thuộc lòng đoạn nội dung bạn đã có sẵn? Không nên nhé bạn! Nếu bạn đọc thuộc từng câu, từng từ, bài nói sẽ bị mất tính tự nhiên và giám khảo sẽ phát hiện ra ngay lập tức. Thay vì học thuộc máy móc như vậy, hãy nhớ các ý chính và diễn đạt bằng cách riêng của mình. Bài nói của các bạn sẽ được cải thiện rõ ràng đấy.
Duy trì Speaking trong 2 phút thế nào?
Sắp xếp cấu trúc bài nói
Bạn đã nhận được IELTS cue card cùng các gợi ý và đã lập được 1 sơ đồ tư duy gồm các ý chi tiết ở phần chuẩn bị. Việc cần làm bây giờ chỉ là bình tĩnh mở vào bài nói và bám theo các ý đã chuẩn bị sẵn thôi. Như vậy, bạn sẽ không bị lạc hướng, nói lan man hoặc không có chiều phát triển thêm.
Để mở rộng thêm cho bài nói của mình và tránh việc bị bí ý tưởng, bạn có thể đưa ra một vài ví dụ hoặc dự định tương lai của bản thân liên quan đến chủ đề đó. Nó sẽ giúp bạn làm rõ được các ý tưởng đã triển khai, và cũng tạo không gian nhiều hơn để bạn sử dụng thêm khả năng ngôn ngữ của mình.
Ngoài ra, để sử dụng tốt thời gian 2 phút, không thừa không thiếu, bạn nên phân chia thời gian rõ ràng cho các phần của bài nói để căn chỉnh được tốt hơn. Bạn có thể tham khảo bản chia thời gian như sau đây.
Phần | Thời gian (trên tổng 2 phút) |
Giới thiệu | 5 giây |
Trả lời câu hỏi WH đầu tiên | 20 giây |
Trả lời câu hỏi WH thứ 2 | 20 giây |
Trả lời câu hỏi WH thứ 3 | 20 giây |
Ví dụ | 20 giây |
Tương lai | 20 giây |
Kết luận | 10 giây |
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Và cuối cùng, tất cả chỉ đều là lý thuyết đến khi bạn thực sự thực hành và áp dụng nó. Hãy luyện tập thật nhiều với các chủ đề khác nhau để đảm bảo rằng khi vào phòng thi, bạn luôn có sẵn một vài ý tưởng cho bất cứ IELTS cue card nào.
Kiểm soát tốc độ nói
Vì bồn chồn lo lắng, rất có khả năng bạn sẽ bắt đầu bài nói của mình với một tốc độ rất nhanh và mất kiểm soát về cấu trúc lẫn ý tưởng bài nói. Sau đó sẽ khó tránh khỏi việc bị khựng lại vì kẹt cứng, hết ý rồi. Hãy ghi nhớ và luyện tập trước 1 vài cụm từ dẫn vào nhất định như “Today, I would like to describe ... to you." Nó sẽ giúp bạn có được cảm giác quen thuộc và bắt đầu bài nói một cách bình tĩnh hơn. Dừng lại đôi chút và hít thở đều giữa các câu, bạn sẽ dần bớt căng thẳng và kiểm soát tốc hơn nhịp độ bài nói.
Nếu bạn cần thêm thời gian để xử lý những gì sẽ nói tiếp theo hoặc cách diễn đạt các từ, bạn có thể sử dụng các cụm từ có sẵn để kéo dài thời gian (What else can I say about that, well, another thing that I can remember is,...)
Những câu hỏi thường gặp về IELTS cue card
Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về IELTS Speaking cards nên đã gửi thắc mắc về cho DOL. DOL sẽ giải đáp cho các bạn ngay đây!
Tôi sẽ có bao nhiêu Cue Card trong kỳ thi của mình?
Bạn sẽ chỉ được cung cấp một IELTS cue card trong bài thi IELTS Speaking của mình. Bạn không có quyền chọn lựa, giám khảo sẽ đưa ngẫu nhiên cho bạn. Và bạn cũng không thể yêu cầu thay đổi Cue card của mình.
Tôi có thể hỏi giám khảo nếu tôi không hiểu điều gì đó về Cue card của mình không?
Đương nhiên rồi, bạn có thể hỏi giám khảo về ý nào đó mà bạn không hiểu. Tuy nhiên, đừng yêu cầu thay đổi Cue Card, hay phàn nàn rằng chủ đề này bạn không hề có trải nghiệm hay kiến thức gì. Giám khảo không thể giúp bạn đổi Cue card được đâu. Thay vào đó, hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Ví dụ: Chủ đề yêu cầu bạn mô tả một nơi bạn từng đi du lịch ở nước ngoài nhưng bạn chưa hề có trải nghiệm đó trước đây. Bạn hãy cố gắng tưởng tượng hoặc hình dung từ những gì bạn thấy trên phim ảnh, ti vi để thêm thông tin cho bài nói của bạn nhé. Giám khảo sẽ không để ý đến tính đúng sai của câu chuyện đâu, họ chỉ đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn thôi.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thể kết thúc bài nói của mình sau hai phút?
Trong trường hợp đó, giám khảo sẽ lịch sự yêu cầu bạn dừng lại và sau đó chuyển sang phần tiếp theo của bài thi. Hãy cố gắng triển khai hết ý trong câu trả lời của bạn trong hai phút nhé. Nếu giám khảo chưa yêu cầu bạn kết thúc, bạn có thể dùng thêm vài giây cuối để kết lại bài nói của mình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đủ ý tưởng để nói trong vòng hai phút?
Bạn hãy bám sát theo dàn ý đã chuẩn bị từ trước, bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên, câu hỏi thứ hai, câu hỏi thứ ba và sau đó là câu hỏi thứ tư hoặc câu hỏi cuối cùng của chủ đề. Nếu hai phút vẫn chưa kết thúc, hãy cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến chủ đề hoặc thể hiện ấn tượng hiện tại của bạn về chủ đề đó. Thêm một số ví dụ hoặc kinh nghiệm cá nhân hoặc kỳ vọng cũng là một cách hay để kéo dài thêm thời gian đấy.
Tôi nên sử dụng thì nào để trả lời Cue card?
Nếu chủ đề yêu cầu bạn nói về điều gì đó là sự kiện trong quá khứ (ví dụ: Mô tả thời điểm bạn đến thăm một người thân hoặc một thành viên gia đình tại nơi làm việc của họ), thì bạn dùng nên là thì quá khứ đơn/quá khứ hoàn thành/quá khứ tiếp diễn. Hầu hết các chủ đề của thẻ gợi ý đều liên quan đến các sự kiện trong quá khứ, vì vậy bạn có thể luyện tập thêm cách mô tả sử dụng các dạng thì quá khứ nhé.
Thẻ gợi ý trong IELTS là gì?
Trong phần thi nói IELTS, thí sinh sẽ được phát 1 thẻ nhiệm vụ về 1 chủ đề cụ thể. Và thẻ này thường được gọi là thẻ IELTS Cue, hay chính là thẻ nhiệm vụ ứng viên.
Thí sinh có thể thay đổi thẻ gợi ý trong IELTS không?
Câu trả lời là không! Mỗi thí sinh không được phép yêu cầu giám khảo thay đổi thẻ gợi ý hoặc đổi chủ đề khác cho thẻ gợi ý. Vì thế, thí sinh cần chủ động chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi mà giám khảo có thể đưa ra cho họ trong quá trình tham gia phần thi.
Phần thi IELTS Speaking có được chấm ngay hay không?
Điểm của phần thi nói trong IELTS sẽ được đưa ra vào cuối bài kiểm tra. Cụ thể, khi kết thúc phần thi nói, các giám khảo sẽ quyết định số điểm mà thí sinh xứng đáng được nhận ngay lúc đó.
Các chủ đề nào có khả năng xuất hiện trong thẻ gợi ý IELTS speaking?
Các chủ đề có thể đưa vào đề thi IELTS speaking thì rất đa dạng. Điển hình như:
Nói về sở thích cá nhânKể về bộ phim yêu thích
Địa điểm du lịch yêu thích
Môn thể thao mà bạn thích nhấtMột cuốn sách mà bạn đang đọc
Nói về người bạn thân của bạnMột kỷ niệm đáng nhớ hồi tiểu học
Kết luận
DOL tin chắc rằng bạn đã hiểu thêm được nhiều về IELTS cue card đúng không nào? Nếu bạn cần một ai đó cùng bạn luyện tập những Cue card này, đừng ngại ngùng mà liên hệ DOL ngay nhé.
Website: https://www.dolenglish.vn/
Hotline: 1800 96 96 39
Table of content
Cue Card là gì?
Danh sách Topic cue card
Tips tận dụng 1 phút chuẩn bị tốt
Hiểu đề
Lập bản đồ tư duy
Chuẩn bị trước từ vựng
Đừng học thuộc câu trả lời
Duy trì Speaking trong 2 phút thế nào?
Sắp xếp cấu trúc bài nói
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Kiểm soát tốc độ nói
Những câu hỏi thường gặp về IELTS cue card
Kết luận