Câu ghép trong tiếng Anh (Compound sentences): Cấu trúc và cách dùng

Câu ghép trong tiếng Anh (Compound sentences) là một cấu trúc câu phổ biến và quan trọng trong tiếng Anh. Câu ghép được tạo thành bằng cách liên kết các câu đơn lại với nhau sử dụng các thành phần liên kết khác nhau. Nhờ vậy, việc sử dụng câu ghép giúp bạn tránh sử dụng liên tiếp các câu đơn, khiến cho bài viết hoặc bài nói đơn điệu và nhàm chán. 

Trong bài viết này, DOL Grammar sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm về câu ghép, các cách để có thể viết được một câu ghép, cũng như là đưa ra một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng câu ghép.

compound sentences
Câu ghép trong tiếng Anh (Compound sentences)

Câu ghép (Compound sentences) là gì?

Câu ghép (Compound sentences) là dạng câu có từ 2 mệnh đề độc lập trở lên và 2 mệnh đề này được nối với nhau bằng một thành phần liên kết. 

*Mệnh đề độc lập (Câu đơn) là mệnh đề có đầy đủ chủ vị và luôn có nghĩa khi đứng một mình.

Để tạo nên một câu ghép, bạn cần liên kết 2 câu đơn (mệnh đề độc lập) với nhau bằng một thành phần kết nối.

Công thức: 1 Independent clause (mệnh đề độc lập) + Connector (thành phần kết nối) + 1 Independent clause (mệnh đề độc lập).

compound sentences là gì
Câu ghép có từ 2 mệnh đề độc lập trở lên và 2 mệnh đề này được nối với nhau bằng một thành phần liên kết.

Để hiểu rõ hơn, DOL Grammar sẽ giải thích từ cấu trúc câu đơn thông qua ví dụ bên dưới.

Ví dụ: I received my salary this morning. I bought a cake for myself. (Tôi nhận được lương sáng nay. Tôi mua bánh cho bản thân ăn.)

Hai mệnh đề trên hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp và có thể tồn tại độc lập với nhau. Tuy nhiên, ở dạng hai câu đơn khi được đặt liền kề nhau sẽ khó thể hiện được mối quan hệ giữa hai câu này một cách hiệu quả. 

Tuỳ theo mặt nghĩa, ngữ cảnh và ý định của người nói, bạn có thể tạo mối liên kết hai mệnh đề độc lập trên để thể hiện được nhiều mối quan hệ khác nhau bằng cách sử dụng các từ liên kết (conjunctions - liên từ) khác nhau. Hãy cùng DOL Grammar tham khảo qua 3 ví dụ cụ thể sau.  

1. Để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả (nhân quả), chúng ta có thể sử dụng liên từ: “so”.

Ví dụ: I received my salary this morning so I bought a cake for myself. I saw it as a reward for working hard!

(Tôi nhận được lương sáng nay nên tôi mua bánh cho bản thân. Tôi xem nó như là một phần thưởng vì đã làm việc chăm chỉ.)

2. Để thể hiện mối quan hệ diễn ra cùng lúc trong thời gian, chúng ta có thể sử dụng liên từ “while”.

Ví dụ: I received my salary this morning while I bought a cake for myself. I was so lucky!

(Tôi nhận được lương sáng nay trong lúc tôi mua bánh cho bản thân. Tôi đã thật là may mắn!)

3. Mặt khác, để thể hiện một mối quan hệ tương phản, chúng ta có thể sử dụng liên từ “but”.

Ví dụ: I received my salary this morning but I bought a cake for myself. Now I don’t have the full amount.

(Tôi nhận được lương sáng nay nhưng mà tôi mua bánh cho bản thân ăn. Bây giờ tiền lương của tôi không còn đầy đủ rồi.)

3 Cách hình thành câu ghép trong tiếng Anh

Có 3 cách để nối những mệnh đề độc lập thành câu ghép. Cụ thể, các thành phần kết nối trong câu ghép bao gồm.

  • Dùng Coordinating Conjunctions (Liên từ kết nối) - FANBOYS để tạo thành câu ghép

  • Dùng dấu chấm phẩy “;” để tạo câu ghép 

  • Dùng Conjunctive Adverb (Trạng từ kết nối) để tạo câu ghép

hình thành câu ghép trong tiếng anh
3 cách phổ biến để nối những mệnh đề độc lập thành câu ghép nhờ vào những thành phần khác

Dùng Coordinating Conjunctions (Liên từ kết nối) - FANBOYS để tạo thành câu ghép

Liên từ là các từ ngữ có chức năng liên kết hai thành phần trong câu và cung cấp thêm một ý nghĩa cho hai mệnh đề trong câu. Các liên từ sử dụng trong câu ghép chỉ được sử dụng để kết nối hai mệnh đề độc lập với nhau.

Cấu trúc: Mệnh đề độc lập 1 + FANBOYS + Mệnh đề độc lập 2.

Ví dụ: I don’t have any money so I can’t buy food.

(Tôi không có tiền nên tôi không thể mua thức ăn.)

DOL Grammar đã tổng hợp các liên từ, chức năng cũng như lưu ý của câu ghép phổ biến ở bảng sau.

Liên từ

Chức năng

Ví dụ và dịch nghĩa

Lưu ý

A, for B

[A] là kết quả của nguyên nhân [B].

I am buying a car, for I have won the lottery. (Tôi sắp mua xe, bởi vì tôi đã trúng số.)

Tương tự với liên từ Because/since/as.

A, and B

Bổ sung, nối tiếp chuỗi thông tin tương tự nhau.

John went to the market, and he bought some milk. (John đã đi chợ, và anh ấy đã mua một ít sữa.)

Cần đảm báo hai mệnh đề được liên kết cùng mặt nghĩa/cùng tính chất.

A, nor B

Liên kết, nối tiếp chuỗi thông tin phủ định.

John didn’t go to the market, nor did he buy anything for me. (John đã không đi chợ, mà cũng không mua gì cho tôi.)

Mệnh đề [B] cần phải sử dụng dạng đảo ngữ.

A, but B

[A] và [B] là hai thông tin tương phản.

My mom is pretty but she doesn’t think so. (Mẹ tôi đẹp lắm nhưng mà bà ấy không nghĩ vậy.)

 

A, or B

Thể hiện sự lựa chọn giữa một trong hai [A], hoặc [B].

You should give me back my money, or I won’t be your friend anymore. (Bạn nên trả tiền cho tôi, hoặc là chúng ta không còn là bạn bè gì nữa.)

 

A, yet B

“Yet” có mặt nghĩa và cách sử dụng tương tự “but”. Tuy nhiên “yet” có thể mang tính trang trọng hơn.

He said he was my friend, yet he kept disappointing me. (Anh ấy nói rằng anh ấy là bạn tôi, nhưng mà anh ấy cứ làm tôi thất vọng.)

 

A, so B

[A] là nguyên nhân của kết quả [B].

Sarah was late for the meeting, so she missed the information. (Sarah đã đi trễ trong buổi họp, nên cô ấy không nghe được thông tin trong buổi họp đó.)

 

Dùng dấu chấm phẩy “;” để tạo câu ghép 

Bạn có thể sử dụng dấu chấm phẩy để liên kết hai câu đơn thành một câu ghép khi hai câu đơn này có mối quan hệ gần gũi.

Cấu trúc: Mệnh đề độc lập 1 + dấu chấm phẩy (;) + Mệnh đề độc lập 2.

Ví dụ.

  • Mệnh đề độc lập: My mom was working in the garden. My dad was fixing the car in the garage.(Mẹ tôi đang làm việc trong vườn. Ba tôi đang sửa xe trong ga-ra.)

  • Mệnh đề đã ghép:  My mom was working in the garden; my dad was fixing the car in the garage.(Mẹ tôi đang làm việc trong vườn; ba tôi đang sửa xe trong ga-ra.)

Việc sử dụng dấu chấm phẩy để ghép hai mệnh đề độc lập tuy chính xác về mặt ngữ pháp nhưng sẽ không thể hiện được mối quan hệ giữa 2 mệnh đề câu đơn. Để có thể nhấn mạnh mối quan hệ này và liên kết hai mệnh đề chặt chẽ hơn, bạn có thể dùng trạng từ kết nối ở mục tiếp theo.

Dùng Conjunctive Adverb (Trạng từ kết nối) để tạo câu ghép

Bạn có thể sử dụng trạng từ kết nối (Conjunctive adverbs) để kết nối hai câu đơn tạo thành câu ghép. Tuy nhiên, khác với các liên từ, trạng từ kết nối cần được kết hợp chung với các thành phần kết nối khác (Liên từ kết nối, dấu chấm phẩy). Có hai cách để bạn có thể sử dụng trạng từ kết nối trong câu ghép.

 

Cách dùng

Ví dụ

Cách 1

Mệnh đề độc lập 1 + Dấu chấm phẩy (;) + Trạng từ kết nối + Dấu phẩy (,) + Mệnh đề độc lập 2.

He didn't study for the test; therefore, he failed. (Anh ấy đã không luyện tập cho kì thi; vì thế, anh ấy đã thi rớt.)

Cách 2

Mệnh đề độc lập 1 + Dấu phẩy (,) + Liên từ “and” + Trạng từ kết nối + Dấu phẩy (,) + Mệnh đề độc lập 2.

He didn't study for the test, and therefore, he failed. (Anh ấy đã không luyện tập cho kì thi, và vì thế, anh ấy đã thi rớt.)

DOL gửi đến bạn một số trạng từ liên kết thường được sử dụng trong bài viết IELTS thông qua bảng sau.

Trạng từ liên kết
Chức năng
Ví dụ và dịch nghĩa

Moreover

Bổ sung thông tin cho mệnh đề trước đó.

People should stop using plastic, and moreover, they should be conservative about water usage. (Người dân nên ngừng sử dụng nhựa, và hơn nữa, họ nên tiết kiệm hơn khi sử dụng nước.)

First, next, second, lastly

Thể hiện một trình tự về thời gian.

(First = đầu tiên; Next = tiếp theo; Lastly = cuối cùng)

I walked to school; next, I saw my friend and we walk together. (Tôi đi bộ đến trường; sau đó, tôi gặp bạn của tôi và chúng tôi đi bộ cùng nhau.)

Therefore

Thus

Hence

Consequently

Thể hiện quan hệ nhân quả, với mệnh đề trước là nguyên nhân.

Children must stop using computers too much; therefore, they can have time to let their eyes rest. (Trẻ em nên ngừng sử dụng máy tính quá nhiều; vì thế, chúng có thể có thời gian để mắt nghỉ ngơi.)

However

Nonetheless

Nevertheless

Thể hiện sự tương phản giữa hai mệnh đề.

Many people use plastic products every day; however, these products can have detrimental effects on the environment. (Nhiều người sử dụng sản phẩm nhựa mỗi ngày; tuy nhiên, các sản phẩm này có nhiều tác động tiêu cực lên môi trường.)

Meanwhile

Thể hiện sự diễn ra đồng thời của hai mệnh đề.

Global warming is becoming more noticable; meanwhile, disasters are happening everywhere. (Nóng lên toàn cầu đang trở nên phổ biến hơn; trong khi đó, các thảm họa cũng đang diễn ra khắp nơi.

For example

For instance

Đưa ra ví dụ cho một mệnh đề đứng trước.

Parents can help improve their children’s meals in many ways; for example, they can use iodized salt. (Cha mẹ có thể cải thiện bữa ăn của con cái họ bằng nhiều cách; ví dụ, họ có thể sử dụng muối i-ốt.)

Lưu ý về câu ghép

Quy tắc sử dụng dấu câu với liên từ trong câu ghép

Bạn có thể sử dụng dấu phẩy trước liên từ (oxford comma) hoặc không sử dụng dấu phẩy trước liên từ đều chính xác, tuy nhiên chúng ta không bao giờ sử dụng dấu phẩy liền sau liên từ.

Ví dụ.

 

crossSai: We knew him but(,) he didn’t know us. (Chúng tôi biết anh ấy, nhưng anh ấy không biết chúng tôi.)

 

checkĐúng: She loves to read(,) and he prefers watching movies. (Cô ấy thích đọc sách(,) và anh ấy thì thích xem phim.)

 

checkĐúng: He not only enjoys playing the piano(,) but he also excels at composing music. (Anh ấy không chỉ thích chơi đàn piano, mà anh ấy còn giỏi soạn nhạc nữa.)

Quy tắc sử dụng liên từ đối với câu ghép có nhiều hơn hai mệnh đề độc lập trở lên

Khi câu ghép liên kết từ ba mệnh đề câu đơn tương đồng trở lên, bạn chỉ sử dụng từ nối “and” hoặc “or” trước mệnh đề cuối cùng: A, B, C, and D.

Ví dụ: The concert was great, and the audience was enegertic, and the performers were excellent.

(Buổi diễn thật tuyệt, khán giả thì giàu năng lượng, và những người trình diễn thật xuất sắc.)

Bài tập

Bài tập 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

 

 

1. The football match was cancelled, 01.it rained heavily.

 

2. I love Science 02.my sister doesn’t.

 

3. Tomorrow, I will go to the tennis club 03.hang out with the club's members afterwards.

 

4. Would you like a cup of coffee 04.tea?

 

5. He woke up at 9 a.m 05.he was late for his morning class.

 

6. My brother is good at Maths. 06., he is also adept at English.

 

7. You have to do regular exercise, 07.you will gain weight.

 

8. I tried my best to finish the race 08.I was not the champion.

 

9. I got a headache 09.I had to stayed at home.

 

10. She ate healthily 10. she could keep herself in good shape.

 

Your last result is 0/10

Check answer

Bài tập 2: Hoàn thành các câu sau bằng các liên từ được cho trong ngoặc

 

01.

Most Americans prefer fast food. They gain weight easily. (so)

 

-->

02.

My friend was tired. He still wanted to join the party. (However)

 

-->

03.

He enjoys playing badminton. His sister enjoys playing volleyball. (but)

 

-->

04.

I want to buy a new laptop. I have to save money. (so)

 

-->

05.

I got 10 score of 10 in the final exam. My parents bought me a new backpack. (therefore)

 

-->

Your last result is 0/5

Check answer

Tổng kết

Như vậy, ở bài viết này DOL Grammar đã giúp bạn ôn tập lại khái niệm, cấu tạo câu ghép trong tiếng Anh, cũng như cách hình thành câu ghép và những lưu ý về ngữ pháp khi sử dụng câu ghép. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về câu ghép hoặc gặp khó khăn trong quá trình ôn luyện tiếng Anh, hãy liên hệ với DOL để thầy cô giáo giúp bạn giải đáp và lựa chọn khoá học phù hợp cho mình nhé.

Trần Hoàng Huy

Trần Hoàng Huy đang là giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm DOL English với 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Mercury Academy (Mercury.net.vn) làm việc với giáo viên bản ngữ. Đồng thời Huy cũng có kinh nghiệm 5 năm làm việc hỗ trợ cho các nhóm học sinh giao tiếp tiếng Anh với giáo viên.

Bạn đã đọc hiểu toàn bộ bài lý thuyết trên chưa? Hãy đánh dấu đã đọc để lưu lại quá trình học nhé!

Đánh dấu đã đọc