👋 Nhắn cho DOL để tìm hiểu chi tiết về các khóa học IELTS nhé!

3 Loại câu điều kiện (conditional sentences) trong tiếng Anh

Câu điều kiện (Conditional sentences) là một điểm ngữ pháp không quá khó nếu bạn học một cách có logic và hệ thông hóa kiến thức. Hôm nay hãy cùng DOL English điểm qua các dạng của câu điều kiện trong IELTS và cách ứng dụng sao cho thành thục nhé!

câu điều kiện trong ielts

1. Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện (còn gọi là Conditional) là loại câu đưa ra một giả định, cùng với kết quả nếu giả định đó xảy ra.

Ví dụ:

  • If I meet her tomorrow, I'll say hello for you.

(Nếu ngày mai mình gặp cô ấy, mình sẽ chào cô ấy giúp bạn.)

 

  • If the weather is nice, we’ll go out.

(Nếu thời tiết đẹp, chúng ta sẽ ra ngoài)

2. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh 

1️⃣ Câu điều kiện loại 1

a. Công thức

If + S + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V.

→ If + [thì hiện tại đơn], [thì tương lai đơn].

Ví dụ: If it rains tomorrow, what will you do? (Nếu ngày mai trời mưa, bạn sẽ làm gì?)

b. Cách dùng

  • Dùng để miêu tả một sự việc, hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

Ví dụ: If I pass the exam, I will organize a celebration party. (Nếu tôi thi đậu, tôi sẽ tổ chức tiệc ăn mừng.)

  • Dùng để đưa ra một lời đề nghị hoặc một gợi ý

Ví dụ: If you come to our house in the evening, we can watch Batman together. (Nếu bạn đến nhà chúng tôi vào buổi tối, chúng ta có thể xem phim Batman cùng nhau.)

  • Dùng để đưa ra một lời cảnh báo hoặc đe dọa

Ví dụ: If you don’t win the scholarship, your father will be very sad. (Nếu bạn không giành được học bổng, bố bạn sẽ rất buồn.)

2️⃣ Câu điều kiện loại 2

a. Công thức

If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V.

→ If + [thì quá khứ đơn], [would/could/should… + V].

Ví dụ: If I were taller, I would buy this dress. (Nếu tôi cao hơn, tôi sẽ mua chiếc váy này.)

b. Cách dùng

  • Dùng để miêu tả một sự việc, hành động có thể xảy ra nếu điều kiện trong câu được thỏa mãn. Tuy nhiên, điều kiện này không thể xảy ra ở hiện tại.

Ví dụ: If tomorrow were a holiday, we would be able to go to the cinema together. (Nếu ngày mai là ngày nghỉ, chúng ta có thể cùng nhau đi xem phim.)

→ Ở hiện tại, “ngày mai” không thể là một “ngày nghỉ”

  • Dùng để đưa ra một lời khuyên, lời đề nghị, hoặc một yêu cầu

Ví dụ: If I were you, I would give up smoking. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ hút thuốc.)

→ Ở hiện tại, “tôi” không phải là “bạn.

3️⃣ Câu điều kiện loại 3

a. Công thức

If + S + had V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed.

→ If + [thì quá khứ hoàn thành], [would/could/might… (not) + have V3 / V-ed].

Ví dụ: If she had driven more carefully, she wouldn’t have had an accident. (Nếu cô ấy lái xe cẩn thận hơn, cô ấy đã không gặp tai nạn.)

b. Cách dùng

  • Miêu tả một sự việc, hành động đã không xảy ra trong quá khứ

Ví dụ: If Justin Bieber hadn’t met Hailey, he might have remained a bachelor. (Nếu Justin Bieber không gặp Hailey, anh ta có thể vẫn là một người độc thân.)

→ Việc “gặp Hailey” đã xảy ra và việc “vẫn độc thân” đã không xảy ra trong quá khứ.

3. Những loại câu điều kiện khác

1️⃣ Câu điều kiện loại 0

a. Công thức

If + S + V(-s/es), S + V(-s/es).

 

→ If + [thì hiện tại đơn], [thì hiện tại đơn].

Ví dụ: If you mix blue and yellow, you get green. (Nếu bạn trộn màu xanh lam và màu vàng, bạn sẽ có được màu xanh lá.)

b. Cách dùng

Có 2 cách dùng câu điều kiện loại 0:

  • Dùng để miêu tả một sự thật hoặc một thói quen, một sự việc thường xuyên xảy ra

Trong trường hợp này, có thể dùng “when” để thay thế cho “if”.

Ví dụ: Một thói quen

If/ When Helen has free time, she goes to the cinema. (Nếu/ Khi có thời gian rảnh, Helen đi xem phim.)

  • Dùng để đưa ra yêu cầu, lời nhờ vả, giúp đỡ điều gì đó

Ví dụ: If he’s available, ask him to call me. (Nếu anh ấy rảnh, hãy yêu cầu anh ấy gọi cho tôi.)

2️⃣ Câu điều kiện Hỗn hợp

a. Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Công dụng:

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 dùng để giả định một sự việc, hành động sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật trong hiện tại.

Công thức:

Trong câu điều kiện hỗn hợp loại 1, mệnh đề chứa “if” sử dụng của câu điều kiện loại 3, mệnh đề chính sử dụng của câu điều kiện loại 2.

If + S + had  V3 / V-ed, S  + would/could/should… (not) V.

 

→ If + [thì quá khứ hoàn thành], [would/could… + V].

Ví dụ: If Chi Pu had practiced vocals more, she would have more fans. (Nếu Chi Pu luyện thanh nhiều hơn thì cô ấy sẽ có nhiều fan hơn.)

→ Hành động “luyện thanh nhiều hơn” không xảy ra trong quá khứ, nên việc “có nhiều fan hơn” không xảy ra ở hiện tại.

b. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Công dụng:

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 dùng để giả định một sự việc, hành động sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật trong hiện tại.

Công thức:

Trong câu điều kiện hỗn hợp loại 2, mệnh đề chứa “if” sử dụng của câu điều kiện loại 2, mệnh đề chính sử dụng của câu điều kiện loại 3.

If + S + V2 / V-ed, S  + would/could/should… (not) + have V3 / V-ed.

→ If + [thì quá khứ đơn], [would/could… + have V3 / V-ed].

Ví dụ: If I were faster, I would have won the race. (Nếu tôi nhanh hơn, tôi đã thắng cuộc đua.)

→ Hành động “nhanh hơn” không có thật ở hiện tại, nên việc “thắng cuộc đua” không xảy ra trong quá khứ.

*Lưu ý: Hai mệnh đề trong câu có thể đổi chỗ cho nhau. Lúc này, trong câu không có dấu phẩy.

Ví dụ:

  • If she had saved money, she would go on a holiday. (Nếu cô ấy đã tiết kiệm được tiền, cô ấy sẽ đi nghỉ.)

  • She would go on a holiday if she had saved money. (Cô ấy sẽ đi nghỉ nếu cô ấy tiết kiệm được tiền.)

3️⃣ Câu điều kiện ở dạng đảo ngữ

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 thường được dùng để đưa ra một lời nhờ vả, yêu cầu.

Công thức:

Loại động từ

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Động từ thường

If + S + (not) + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V.

Should + S + (not) + V, S + will/should/can… (not) + V.

Should you study abroad in Korea, you can see your idols perform live.

(Nếu bạn đi du học ở Hàn Quốc, bạn có thể xem thần tượng của mình biểu diễn trực tiếp.)

 

Động từ to be

If + S + be + (not) + Adj / Noun, S + will/can/should… (not) + V.

Should + S + (not) + be + Adj / Noun, S + will/can/should… (not) + V.

Should you be infected with Covid-19, you may have a fever.

(Nếu bạn bị nhiễm Covid-19, bạn có thể bị sốt.)

 

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 dùng để đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị, làm giảm tính áp đặt, bắt buộc trong câu văn, câu nói.

Công thức:

Loại động từ

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Động từ thường

If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V.

Were + S + (not) + to + V, S + would/could/should… (not) + V.

Were they to sell their car, they could have enough money to buy the apartment.

(Nếu họ bán xe, họ có thể có đủ tiền để mua căn hộ.)

 

Động từ to be

If + S + were + (not) + Adj/ Noun, S + would/might/could… (not) + V.

Were + S + (not) + Adj / Noun, S + would/might/could… (not) + V.

Were she not a K-pop fan, she wouldn’t be so happy when Big Bang announced their comeback.

(Nếu không phải là fan K-pop, cô ấy sẽ không vui như vậy khi Big Bang thông báo sự trở lại của họ.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 giúp nhấn mạnh mệnh đề điều kiện hơn.

Công thức:

Loại động từ

Cấu trúc gốc

Cấu trúc đảo ngữ

Động từ thường

If + S + had V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed.

Had + S + (not) V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed.

Had One Direction not participated in X-Factor, they wouldn’t have been a group.

(Nếu One Direction không tham gia X-Factor, họ sẽ không phải là một nhóm.)

 

Động từ to be

If + S + had (not) + been + Adj / Noun, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed.

Had + S + (not) + been + Adj / Noun, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed.

Had the citizens not been informed about the earthquake, the situation would have been much worse.

(Nếu người dân không được thông báo về trận động đất, tình hình sẽ tồi tệ hơn nhiều.)

 

4. Những trường hợp khác trong câu điều kiện

1️⃣ Unless = If...not (Trừ phi, nếu...không)

Để thay thế cho “if not”, ta có thể dùng từ “unless” (trừ khi).

Ví dụ: He would be at work unless he was very ill. (Anh ấy sẽ đi làm trừ khi anh ấy ốm nặng.)

2️⃣ Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế if

  • Suppose / Supposing (giả sử)

Suppose / Supposing + S + V

Công dụng: Đặt ra giả định

Ví dụ: Supposing Huyn Bin hadn’t starred in “Crash Landing on You”, he wouldn’t be married to his co-star now. (Giả sử Huyn Bin không tham gia bộ phim "Hạ cánh nơi anh", anh ấy sẽ không thể kết hôn với bạn diễn của mình.)

  • Even if (ngay cả khi, cho dù)

Even if + S + V

Công dụng: Miêu tả một hành động, sự việc sẽ luôn xảy ra, cho dù điều kiện được nhắc đến có xảy ra hay không.

Ví dụ: Even if you apologize, we’ll never forgive you. (Ngay cả khi bạn xin lỗi, chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn.)

  • As long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là)

As long as / So long as / Provided (that) / On condition (that) + S + V

Công dụng: Miêu tả một điều kiện cần thiết để hành động, sự việc trong mệnh đề chính có thể xảy ra.

Ví dụ: I’ll tell you what happened as long as you can keep it a secret. (Tôi sẽ cho bạn biết điều gì đã xảy ra miễn là bạn có thể giữ bí mật.)

  • Without (không có)

Without + Noun / V-ing

Công dụng: Miêu tả một hành động, sự việc sẽ thay đổi thế nào nếu không có điều kiện được nhắc đến.

Ví dụ: Without being good in English, Thuy Tien might not have been Miss Grand International 2022. (Nếu không giỏi tiếng Anh, Thùy Tiên có lẽ đã không đăng quang Miss Grand International 2022.)

3️⃣ Mệnh đề câu Wish/if only

Để diễn tả một giả định, bên cạnh câu điều kiện thì cũng có thể dùng “wish” (ước).

Wish có ý nghĩa và cách dùng tương tự như “if only” (nếu chỉ), dùng để miêu tả một nuối tiếc, một điều muốn thay đổi ở hiện tại, quá khứ hoặc một ước mong trong tương lai.

1. Tương lai

Công dụng: Dùng để diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai.

Cấu trúc:

S + wish(-es) + S + would/could… (not) + V.

Ví dụ: She wishes she could become a doctor in the future. (Cô mong muốn mình có thể trở thành bác sĩ trong tương lai.)

2. Hiện tại

Công dụng: Dùng để diễn tả ước muốn về một sự việc không có thật ở hiện tại.

Cấu trúc:

S + wish(-es) + S + V-ed / V2.

*Lưu ý: To be = were / weren’t

Ví dụ: I wish I were a bit taller. I’d be in the team. (Tôi ước mình cao hơn một chút. Tôi sẽ ở trong đội.)

3. Quá khứ

Công dụng: Dùng để diễn tả ước muốn về một sự việc không có thật ở quá khứ.

Cấu trúc:

S + wish(-es) + S + had + V3 / V-ed.

Ví dụ: I wish Anh Vien hadn’t quit being a pro-swimmer. (Tôi ước Ánh Viên đừng bỏ nghề bơi chuyên nghiệp.)

5. Bài tập câu điều kiện

Cùng ôn tập lại kiến thức về câu điều kiện trong IELTS qua các bài tập dưới đây nhé:

Hoàn thành các câu dưới đây với động từ được gợi ý:

 

 

1 If you leave the house at 10, you

01.
(be) there on time.

2 If our ancestors

02.
(not fight) hard, we wouldn't have won the war.

3 If I

03.
(own) a house, I
04.
(have) more money to spare right now. But I don't have any.

4 If I

05.
(go) to university, I
06.
(graduate) by now. But instead I dropped school.

5 If the government

07.
(invest) more money in the infrastructure, more people
08.
(move) to this area. It can help the area develop more.

6 If I

09.
(look) prettier, I
10.
(have) a boyfriend right now. But it can’t happen.

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn cách ứng dụng câu điều kiện trong IELTS rồi phải không? Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thêm với những bài tập ngữ pháp IELTS chủ đề câu điều kiện do Dol biên soạn.

Vẫn còn nhiều vướng mắc về Grammar trong quá trình luyện thi IELTS? Xem qua kho kiến thức Grammar IELTS của DOL nhé!

Câu hỏi thường gặp:

3 loại If là gì?

Đây là cách gọi khác của 3 loại câu điều kiện trong tiếng Anh. Cụ thể, câu điều kiện (còn gọi là Conditional) là loại câu đưa ra một giả định, cùng với kết quả nếu giả định đó xảy ra. Cấu trúc ngữ pháp của 3 loại If gồm:

  • Câu điều kiện loại 1: If + S + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V

  • Câu điều kiện loại 2: If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V

  • Câu điều kiện loại 3: If + S + had V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed

Có những loại câu điều kiện nào khác trong tiếng Anh?

Ngoài 3 loại If cơ bản thì trong tiếng Anh còn có 1 số loại câu điều kiện khác như sau:

  • Câu điều kiện loại 0: If + S + V(-s/es), S + V(-s/es)

  • Câu điều kiện Hỗn hợp:

+ Câu điều kiện hỗn hợp loại 1: If + S + had V3 / V-ed, S + would/could/should… (not) V

+ Câu điều kiện hỗn hợp loại 2: If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + have V3 / V-ed

 

  • Câu điều kiện ở dạng đảo ngữ:

  • + Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 với động từ thường: Cấu trúc gốc: If + S + (not) + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V Cấu trúc đảo ngữ: Should + S + (not) + V, S + will/should/can… (not) + V + Đảo ngữ câu điều kiện loại 1 với động từ to be: Cấu trúc gốc: If + S + be + (not) + Adj / Noun, S + will/can/should… (not) + V Cấu trúc đảo ngữ: Should + S + (not) + be + Adj / Noun, S + will/can/should… (not) + V + Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 với động từ thường: Cấu trúc gốc: If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V Cấu trúc đảo ngữ: Were + S + (not) + to + V, S + would/could/should… (not) + V + Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 với động từ to be: Cấu trúc gốc: If + S + were + (not) + Adj/ Noun, S + would/might/could… (not) + V Cấu trúc đảo ngữ: Were + S + (not) + Adj / Noun, S + would/might/could… (not) + V + Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 với động từ thường: Cấu trúc gốc: If + S + had V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed Cấu trúc đảo ngữ: Had + S + (not) V3 / V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed + Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 với động từ to be: Cấu trúc gốc: If + S + had (not) + been + Adj / Noun, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed Cấu trúc đảo ngữ: Had + S + (not) + been + Adj / Noun, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed

    Một số điều cần lưu ý khi sử dụng câu điều kiện trong tiếng Anh là gì?

    • Chú ý không quên dấu phẩy giữa 2 mệnh đề: Nếu mệnh đề If ở trước thì giữa 2 mệnh đề phải có dấu phẩy. Còn trong trường hợp mệnh đề chính ở trước, mệnh đề If ở sau thì không cần có dấu phẩy.

    • Không nên quên động từ to be: Nhiều thí sinh vì chủ quan mà quên mất chi tiết này, từ đó khiến điểm số không đạt như mong đợi.

    • Trên lý thuyết, việc sử dụng were/weren’t trong câu điều kiện là đúng, tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, hoặc khi tham gia phần thi Speaking, thí sinh có thể đơn giản hoá ngữ pháp bằng cách dùng was/wasn’t cho các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít như bình thường đối với mệnh đề If loại 2.

    Gợi ý 1 số cụm từ đồng nghĩa thay thế “If"

    • Suppose/Supposing (giả sử như);

    • Even if (ngay cả khi, cho dù);

    • As long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là);...

    Đăng ký test đầu vào IELTS miễn phí và nhận tư vấn

    Nhắn tin DOL qua Facebook

    Click để nhắn tin với DOL qua fanpage chính

    Gọi điện liên hệ

    Liên hệ DOL qua hotline miễn phí: 1800 96 96 39

    DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

    Click để xem địa chỉ chi tiết

    promotion-backgroundpromotion-background